THÔNG TIN GAME

Thể loại mô phỏng quản lý vốn chiếm số lượng không ít trên thị trường, nhưng hầu hết chỉ là mang tính thư giãn hoặc giải trí cao như quản lý nông trại hay cửa hàng. Graveyard Keeper cũng là một game mô phỏng quản lý tương tự vậy, với đề tài có một không hai: quản lý nghĩa trang và chăm sóc người chết.

Graveyard Keeper mở đầu với một câu chuyện gia đình, rồi nhân vật chính bất ngờ bị dịch chuyển đến một ngôi làng không rõ là thời đại nào, với một tâm trạng hết sức mông lung kiểu “đây là đâu? sao tôi lại ở đây?”. Bằng tất cả tình yêu dành cho những người thân yêu, bạn phải vượt qua mọi chông gai để tìm đường về lại với họ. Tất cả được xây dựng với góc nhìn chéo từ trên xuống trên nền đồ họa pixel khá chi tiết và đẹp, đến mức tôi gần như không để ý đến điều này trong suốt thời gian trải nghiệm. Thậm chí, tôi còn khá ấn tượng với những khung cảnh buổi tối cả không gian đều tối đen, chỉ có những ánh đèn le lói hiếm hoi tạo chút cảm giác rợn người khi bạn lang thang giữa những cánh đồng lúa mì hay chạy ngang qua nghĩa trang sát cạnh nhà thờ.

Với lối chơi mô phỏng và quản lý, dường như Graveyard Keeper khá tham lam khi đưa vào rất nhiều thứ. Ngoài công việc chính khá đơn điệu như khám nghiệm và chôn cất tử thi, người chơi còn cả khối công việc phụ khác có thể làm như trồng cây, khai thác đá và gỗ, sản xuất rượu bia, chiến đấu với quái vật hay chế tác đủ mọi đồ đạc v.v… Thậm chí, bạn còn phải đảm nhận luôn cả khối việc vặt mà dân làng nhờ vả, từ đưa thư giùm cho tới cả đuổi hộ vài con vật khó ưa nào đó cứ lẩn quẩn quanh nhà, khiến tôi nhiều lúc cũng chẳng hiểu chúng có liên quan gì đến công việc chăm sóc mộ của nhân vật chính. Nhưng đấy chỉ mới là một số trong rất nhiều thứ mà bạn có thể làm trong trò chơi mà thôi.

Cơ chế gameplay trong Graveyard Keeper được xây dựng giống như một dạng minigame và tạo sự tương tác với nhau khá thú vị. Chẳng hạn khi khám nghiệm tử thi, ban đầu thì bạn có thể chọn nội tạng để lấy mẫu, sau này còn có thêm những quy trình phức tạp hơn như ướp xác hay lấy mẫu nhiều bộ phận khác hơn. Tùy vào quan điểm của người chơi về đạo đức mà các mẫu này sau đó có thể bán đi để kiếm tiền, dùng để chế đồ hay thậm chí nấu ăn nữa. Mặc dù có hơi quá nhưng phải thừa nhận Graveyard Keeper khá dũng cảm khi dám đưa vào muôn mặt tốt xấu của cái nghề liên quan đến bộ phận cơ thể này. Tất nhiên, những hậu quả để lại cho tất cả những hành vi sai trái này cũng không phải là nhỏ, nó sẽ tác động đến danh tiếng của nghĩa trang, khiến những người đi lễ sẽ ít đến nhà thờ hơn và ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin lẫn số tiền mà họ để lại sau mỗi bài thuyết giảng hàng tuần của bạn.

Kỳ thực, Graveyard Keeper là một tựa game phức tạp, thậm chí nhiều cơ chế gameplay cũng được thiết kế phức tạp hơn mức cần thiết khiến tôi cảm thấy khá khó hiểu. Nếu từng trải nghiệm Punch Club của cùng nhà phát triển trước đây, bạn sẽ nhận thấy nhiều ý tưởng cũ được mang sang tựa game này một cách tưởng chừng khá khéo léo, nhưng càng trải nghiệm sâu hơn lại thấy nó dường như khá miễn cưỡng và thiếu thuyết phục. Hệ thống nâng cấp tech là một ví dụ điển hình cho điều này. Nó vận hành tương tự hệ thống tuyệt kỹ của nhân vật trong Punch Club vậy, nhưng lại chia ra thành nhiều tiểu tiết một cách quá đáng.

Cụ thể, nếu bạn muốn xây thứ gì đó cho nhà thờ, bạn cần phải mở khóa được rất nhiều thứ liên quan đến nghề rèn và làm mộc, và tôi nói là rất nhiều thứ chứ không chỉ vài thứ nhé. Ngay cả những việc nhỏ nhặt nhất cũng đòi hỏi phải nâng cấp rất nhiều tech, khá mệt mỏi. Chính vì thế mà trải nghiệm trong Graveyard Keeper cũng vướng phải vấn đề tương tự như Punch Club. Trò chơi ban đầu cũng vui đến bất ngờ vì có rất nhiều thứ để làm, nhưng càng về sau thì độ khó càng tăng cao một cách quá đáng và niềm vui thì bắt đầu chuyển sang tỉ lệ nghịch với độ khó.

Chưa kể, nhiều việc trong Graveyard Keeper thường mang tính ép buộc, cho dù bạn muốn làm hay không chứ không phải là hoạt động giải trí hay vui vẻ tự nguyện. Nói một cách khác, trải nghiệm trong trò chơi buộc bạn phải trở thành một kẻ “biết tuốt”, việc gì cũng phải biết làm và nó là một cực hình thật sự khi trải nghiệm càng sâu. Vấn đề ở chỗ, công sức để bỏ ra cho việc mở khóa tech đó lại mang nặng tính cày cuốc, đủ làm nản chí bất kỳ người chơi thiếu kiên nhẫn nào. Thậm chí nếu nói trải nghiệm trong Graveyard Keeper thậm chí còn khó hơn Dark Souls cũng không hẳn là sai.

Dù rằng lối thiết kế gameplay của trò chơi là để khuyến khích người chơi khám phá mọi thứ có sẵn và tận dụng nó trong trải nghiệm, thế nhưng với độ khó và sự phức tạp quá mức cần thiết này, nó dễ khiến bạn có cảm giác vừa chơi vừa bị đấm vào mặt. Điều khá khó chịu là trò chơi có nhịp độ khá chậm và nhân vật cũng không thể chạy nhanh được. Có vẻ như trải nghiệm trong Graveyard Keeper được thiết kế để người chơi có thể trải nghiệm từ từ với nhiều lần chơi khác nhau, mỗi lần làm một số ít nhiệm vụ hơn là chơi liền tù tì để hoàn tất trong thời gian sớm nhất. Dù vậy, tiền rất khó kiếm trong trò chơi và hệ thống energy quá khắc nghiệt, khiến mọi thứ chỉ càng khó khăn hơn trong trải nghiệm.

Thế nhưng, gây bực bội nhất trong trải nghiệm Graveyard Keeper nằm ở hệ thống theo dõi nhiệm vụ vô cùng kiệm thông tin. Nếu không chịu đọc và hỏi kỹ NPC khi nhận quest, nhiều khi bạn sẽ loay hoay cả ngày không biết nhân vật trả quest đang ở chốn nào. Đó là chưa nói tới nhiệm vụ trong trò chơi thường có mối dây mơ rễ má với nhau một cách mật thiết, muốn hoàn thành một nhiệm vụ này thường bạn phải làm cả đống nhiệm vụ khác. Trong khi đó, hệ thống theo dõi nhiệm vụ của trò chơi chỉ mang tính liệt kê danh sách cần làm, vì nó chẳng thể hiện thông tin gì cần thiết ngoài việc bạn cần kiếm một món gì đó hay gặp một nhân vật gì đó là hết. Còn kiếm ở đâu hay nhân vật đó ở phương nào thì lại là việc của bạn khi đọc lời thoại từ NPC giao nhiệm vụ, hoàn toàn không thể hiện trên hệ thống theo dõi nhiệm vụ.

Sau cuối, Graveyard Keeper là một tựa game mô phỏng quản lý có thiết kế gameplay khá tốt với những lựa chọn táo bạo và đồ họa pixel cũng khá ấn tượng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa nó phù hợp với mọi đối tượng người chơi. Trải nghiệm trong trò chơi thật sự vui và thú vị trong vài tiếng ban đầu, nhưng về sau càng thiên về hướng vui quá chứ không còn đơn thuần là vui nữa. Kỳ thực, đây là một tựa game cực kỳ kén người chơi, và dường như chỉ dành cho những ai thích cảm giác trải nghiệm từ từ từng chút mỗi ngày trong suốt nhiều tháng mà không cần phải sớm hoàn thành trò chơi. Còn với những ai thích kiểu trải nghiệm “đánh nhanh, thắng lẹ” thì khả năng cao là bạn sẽ sớm bỏ cuộc vì không chịu nổi “nhiệt”.

CẤU HÌNH

CẤU HÌNH TỐI THIỂU
  • OS: Windows 7
  • Processor: Intel core i5, 1.5 GHz and up
  • Memory: 4 GB RAM
  • Graphics: 1 Gb dedicated video card, shader model 3.0+
  • DirectX: Version 10
  • Storage: 1 GB available space
CẤU HÌNH ĐỀ NGHỊ

Link

LINK GOOGLE DRIVE:

https://drive.google.com/file/d/1KHiNdyxMYiLWIQuorxYixSxy_8D7UFqU/view

LINK MEGA:

https://mega.nz/#!7v5HSIBR!SPe1OcJVpviDeknxJeF3T76iZhDeaIwsFp5hxWEk_rM

LINK :
Mật khẩu tải game mặc định: batgioistudio.com

HƯỚNG DẪN TẢI VÀ CÀI ĐẶT

1. Tải Game
2. Giải nén file bằng Winrar hoặc mở bằng Ultraiso đối với file .iso (xem hướng dẫn sử dụng phần mềm Ultraiso TẠI ĐÂY)
3. Chạy file setup.exe hoặc biểu tượng game để cài game
4. Coppy các file Crack trong thư mục Crack vào thư mục game – Ghi đè lên file có sẵn (Tùy trường hợp, nếu có thì làm thêm bước này)
5. Chơi game

Hướng dẫn tải game ở Google Drive khi đã quá giới hạn tải: xem TẠI ĐÂY
Phần mềm MegaDownloader giúp download file ở link MEGA nhanh hơn: Download và cách sử dụng phần mềm

Phát hiện lỗi link hay file game xin vui lòng liên hệ email cá nhân: [email protected] để khắc phục kịp thời.

Mật khẩu giải nén mặc định: batgioistudio.com